Đôi điều cần biết về diện visa Defacto Úc

Đôi điều cần biết về diện visa Defacto Úc

Đôi điều cần biết về diện visa Defacto Úc

Đôi điều cần biết về diện visa Defacto Úc

Đôi điều cần biết về diện visa Defacto Úc
Đôi điều cần biết về diện visa Defacto Úc

Visa defacto Úc

Bên cạnh diện visa vợ chồng, hiện nay mọi người vẫn thường có những câu hỏi xoay quanh diện visa “sống chung không có hôn thú” Nhân dịp này, chúng tôi sẽ giải đáp một vài thắc mắc của mọi người về diện visa này, làm cách nào để chứng minh được mối quan hệ “sống chung không có hôn thú” là thật
Thông tin chi tiết
Bình luận

Bên cạnh diện visa vợ chồng, hiện nay mọi người vẫn thường có những câu hỏi xoay quanh diện visa “sống chung không có hôn thú”
Nhân dịp này, chúng tôi sẽ giải đáp một vài thắc mắc của mọi người về diện visa này, làm cách nào để chứng minh được mối quan hệ “sống chung không có hôn thú” là thật

Chứng minh mối quan hệ “sống chung không có hôn thú”
Bạn vẫn có quyền nộp hồ sơ xin visa vợ chồng (Partner visa) nếu như bạn đang có mối quan hệ “sống chung không có hôn thú” với một người quốc tịch Úc hoặc đã có thường trú nhân tại Úc.
Thế nhưng khá nhiều hồ sơ đã bị từ chối vì không chứng minh được với cơ quan xét duyệt hồ sơ rằng mối quan hệ này của họ là thật.
Trong bài đăng ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng thảo luận về các bước chứng minh mối quan hệ này của quý vị là thật, và những bằng chứng nào quý vị nên chuẩn bị để nộp kèm cùng hồ sơ.

 

1. Như thế nào là mối quan hệ “sống chung không có hôn thú”

Mối quan hệ “sống chung không có hôn thú”
– là khi hai người thực sự sống với nhau như vợ chồng nhưng chỉ khác là không có giấy tờ đăng ký kết hôn hợp pháp.
Nếu bạn thực sự ở trong mối quan hệ đó, bạn hoàn toàn có quyền nộp đơn xin visa vợ chồng (Partner visa)

2. Chúng tôi phải sống chung bao lâu thì mới được công nhận ?

Nhìn chung, bạn phải chứng minh được hai người đã sống chung với nhau như vợ chồng ít nhất là 12 tháng (không gián đoạn)
Đây là một yêu cầu bắt buộc. Vì dù cho bạn có đầy đủ bằng chứng về việc 2 người sống chung, nhưng chỉ cần thời gian đó không đủ 365 ngày trước ngày nộp hồ sơ (ví dụ: chỉ chứng minh được 364 ngày) thì hồ sơ của bạn vẫn có khả bị từ chối vì không đáp ứng được điều kiện ban đầu
  • Bạn có thể lưu ý, nếu bạn muốn xin visa diện thường trú nhân hoặc quốc tịch Úc, bạn bắt buộc phải đáp ứng đủ 12 tháng sống chung (không gián đoạn).
  •  Nhưng nếu bạn nộp xin visa các loại tạm trú khác, cơ quan xét duyệt hồ sơ vẫn có thể chấp nhận thời gian sống chung ít hơn
  3. Có trường hợp ngoại lệ nào cho quy định 12 tháng sống chung không?

Nếu như bạn rơi vào 1 trong số những trường hợp sau, thì mối quan hệ của bạn vẫn được chấp thuận dù cho thời gian sống chung không đủ 12 tháng:
  • Bạn có đăng ký với chính quyền nơi sinh sống hoặc chính phủ Úc về mối quan hệ của mình, hoặc
  • Hai bạn có con chung từ mối quan hệ này, hoặc
  • Vì luật lệ của đất nước nơi bạn sinh sống không cho phép hai bạn được sống bên nhau. 
4. Làm cách nào để chứng minh mối quan hệ của tôi và người bạn đời?

Cách cơ bản nhất để chứng minh hai bạn sống cùng nhau là cung cấp bằng chứng hai bạn sống cùng địa chỉ – điều này được xem như là thời gian “sống thử”
Bằng chứng để chứng minh mối quan hệ thường bao gồm như sau:
  • Cùng đứng tên hợp đồng thuê nhà hoặc chủ quyền nhà (ví dụ như: cùng đứng tên hợp đồng, cùng đứng tên khoản vay thế chấp..)
  • Cùng đứng tên tài khoản ngân hàng hoặc giấy chuyển tiền
  • Cùng đứng tên các hóa đơn sinh hoạt (ví dụ: tiền điện/nước sinh hoạt, tiền ga, tiền điện thoại, hợp đồng bảo hiểm …)
  • Đồng đứng tên địa chỉ nhận thư hoặc cả hai đăng ký địa chỉ giống nhau
5. Thời gian đi du lịch cùng nhau có thể được xem như bằng chứng của giai đoạn “sống thử” không?

Nếu như hai bạn cùng đi du lịch với nhau một thời gian dài – trong 1 vài trường hợp “có thể” được chấp thuận như bằng chứng “sống thử” của hai bạn
Tuy nhiên, quan trọng  vẫn là bạn phải có bằng chứng về việc đã dọn vào ở chung với bạn đời một khoảng thời gian trước khi đi du lịch, bạn phải chứng minh được hai bạn đã cùng nhau xây dựng một gia đình. 

6. Nếu như chúng tôi có khoảng thời gian chia cách thì sao?

Để chứng minh được mối quan hệ này là thật, bạn phải chứng minh được hai người sống chung với nhau, ít nhất là không chia cách trong một khoảng thời gian dài.
Tuy nhiên, bên cạnh bằng chứng cho việc thực sự sống chung với nhau, nhưng 1 trong 2 người phải rời đi vì 1 lý do khách quan,thì vẫn có thể được chấp thuận
Lý do khách quan có thể được chấp thuận như sau: vì đi học, vì công tác/công việc hoặc vì thời hạn của visa. Quan trọng nhất là hai bạn phải có bằng chứng về việc mình vẫn giữ mối quan hệ thân thiết, vẫn thường xuyên liên lạc mặc dù không bên cạnh nhau

7. Bằng chứng về việc chúng tôi sống chung địa chỉ liệu có đủ mạnh không?

 “Sống thử” cùng nhau chỉ là 1 trong các điều kiện mà Bộ Di Trú xét duyệt cho hồ sơ mối quan hệ “sống chung không có hôn thú”. Ngoài ra, các bạn vẫn phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
  • Mối quan hệ xã hội (Social Aspects):  Mối quan hệ của hai bạn phải được công khai với tất cả bạn bè, các mối quan hệ như họ hàng/đồng nghiệp
  • Sự chia sẻ về tài chính (Financial Aspects): Bạn phải chứng minh được hai bạn có sự chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau về tài chính
  • Sự cam kết bền chặt trên các khía cạnh (Commitment Aspects): Hai bạn phải chứng minh được mối quan hệ của mình có sự cam kết dài lâu, cùng có kế hoạch xây dựng hiện tại và tương lai với nhau.
8. Nếu như một trong hai người vẫn còn hôn thú với người khác thì sao?

Nếu như bạn còn hôn thú nhưng đã ly thân, và chứng minh được mình đã xây dựng cuộc sống với người bạn đời mới, vẫn có thể chứng minh được bạn và bạn đời đang trong mối quan hệ “sống chung không có hôn thú”
Trong trường hợp này, điều quan trọng nhất là phải chứng minh được mối quan hệ hiện tại là duy nhất – cũng như – mối quan hệ trước đã chấm dứt hoàn toàn.

Có thể thấy rằng:
Nếu như  bạn chứng minh được mối quan hệ của hai người là thật sự sống chung không có hôn thú, thì đây có thể là một lợi thế cho hồ sơ của các bạn

 
Trên đây là một số thông tin cơ bản về mối quan hệ “sống chung không có hôn thú”. Đại diện di trú cố vấn Quang Nguyễn và cộng sự tại Planet Immigration & Migration Consultancy [+61 424 778899 & quang@piec.com.au] , với kinh nghiệm trên 15 năm trong lĩnh vực di trú luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí và hỗ trợ ai có nhu cầu tìm hiểu thêm về con đường định cư Úc.  

 

Cố vấn di trú Quang Nguyen
MARN: 0746874 - MIA: 3308
m: +61 424 778899
 
Bài viết khác

VISA HÔN NHÂN ÚC

Mỗi năm số lượng hồ sơ hôn nhân PIEC chúng tôi hỗ trợ các khách hàng ngày càng tăng. Hoạt động trong lĩnh vực di trú hơn 15 năm đã đem lại nhiều uy tín cho chúng tôi. Rất nhiều...

VISA 300: Bảo Lãnh Hôn Thê/Hôn Phu

Visa 300 là diện visa cho phép bảo lãnh hôn thê/hôn phu của mình đến Úc làm đám cưới và sau đó có thể nộp visa hôn nhân (Partner Visa)

VISA HÔN NHÂN 309/100

Là diện visa cho phép bạn sống tại Úc nếu bạn là vợ/chồng hợp pháp của một công dân Úc, một thường trú nhân sống tại Úc (hoặc một công dân New Zealand đủ điều kiện) Visa 309/100 chỉ có thể...

KẾT HÔN ĐỒNG GIỚI

Cộng đồng LGBT những năm gần đây đã thu hút nhiều sự quan tâm từ khắp nơi trên thế giới. Họ luôn phát ra thông điệp tích cực về quyền “bình đẳng” và “sự tôn trọng” trong cộng đồng. Úc...

CHUYỆN THẬT: CÓ THƯỜNG TRÚ NHÂN TRONG VÒNG 5 NGÀY!

Hôm nay, PIEC đem đến cho các bạn một câu chuyện thành công nhưng cũng nhiều thử thách: được cấp visa thường trú (Partner visa subclass 801) trong vòng 5 ngày. Hồ sơ này có một hoàn cảnh đặc biệt,...
Hotline tư vấn miễn phí: +61 424 778899
Top